Trong thời buổi nền kinh tế thị trường khá là khó khăn, các ngân hàng đẩy mạnh mục tiêu tăng trưởng nhưng nhu cầu về vay vốn ngân hàng không còn cao. Vì vậy tìm khách hàng tốt cho vay vốn cực kỳ khó khăn.
Và một sản phẩm hiện nay bắt đầu nở rộ nhằm kiếm về những miếng mồi béo bở, đó chính là sản phẩm cho vay tái tài trợ.
Vậy tái tài trợ nghĩa là gì?
Đó chính là một khách hàng tốt đã vay tại ngân hàng A. Ngân hàng B lấy được thông tin khách hàng liền kéo khách về ngân hàng A về và ưu đãi hơn về lãi suất trong thời gian đầu, đặc biệt ngân hàng B sẽ bỏ tiền ra để tất toán cho khách mặc dù khách chưa có gì thế chấp cho ngân hàng.
Lợi ích của ngân hàng và của khách hàng:
  • Khi khách hàng chuyển ngân hàng, dĩ nhiên là họ có lợi ích thì họ mới mất công sức để làm hồ sơ chuyển khoản vay, đó chính là khách sẽ được ưu đãi lãi suất thời gian đầu, không còn bị thả nổi tại ngân hàng kia nữa
  • Còn đối với ngân hàng, tất nhiên ngân hàng sẽ vừa được tăng lợi nhuận và lấy được về những khách hàng rất tốt trong nền kinh tế có mức cạnh tranh cao hiện nay

Ngoài những ưu điểm nêu trên, còn có nhược điểm lớn đối với ngân hàng. Trong quá trình giải ngân rút sổ của khách hàng, ngân hàng không cầm bất cứ thứ gì của khách hàng có giá trị để thế chấp cho khoản vay, chính vì vậy đây là một nhược điểm lớn của tái tài trợ. Cũng rất may mắn là chưa có ngân hàng nào gặp phải vấn đề nhạy cảm này
Vậy tái tài trợ liệu có tốt cho nền kinh tế?
Như chúng ta đã biết, để nền kinh tế càng ngày càng đi lên thì phải đẩy mạnh lưu thông dòng tiền, đẩy mạnh [replacer_a]. Nhưng trong sản phẩm tái tài trợ này thì nhìn một cách tổng thể, không có thêm dòng tiền lưu thông cũng như không tăng cường nguồn vốn kinh doanh. Ngân hàng giải ngân tái tài trợ thì ngân hàng kia lại thu lại nguồn tiền, khách hàng không vay thêm, không có khách hàng mới được vay, không có thêm nguồn vốn nào hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh, vậy nên nền kinh tế vẫn đứng yên.
Nói tóm lại, tái tài trợ chính là lấy khách hàng của ngân hàng này chuyển sang ngân hàng khác không làm tăng nguồn vốn cho nền kinh tế
Nguồn: vốn kinh doanh