Lên lịch trình thật chi tiết

Trong trường hợp không có Google, cách tốt nhất là bạn nên dành thời gian tìm hiểu trước các thông tin trên mạng thay vì “nước đến chân mới nhảy”, sát giờ tham quan mới bắt đầu tìm trên mạng như thói quen thông thường.

Các thông tin này càng chi tiết càng tốt, như bắt chuyến tàu nào, xuống ga nào, ra cửa nào (chi tiết cửa ra nào đặc biệt rất quan trọng, bởi cùng một ga tàu nhưng các cửa ra khác nhau sẽ dẫn tới những con phố khác nhau, nếu lên nhầm cửa bạn sẽ mất thời gian đi ngược lại).

Nếu cẩn thận, bạn nên ghi lại những thông tin này ra một cuốn sổ tay. Cách thô sơ này luôn phát huy hiệu quả, nhất là trong các tình huống xấu như không có mạng, điện thoại hết pin.

Bookmark những trang web cần thiết

Bạn cũng nên bookmark những trang web có nhiều thông tin hữu ích lại trong điện thoại để sử dụng trong trường hợp có thể nối mạng được. Bạn sẽ vào thẳng những trang này thay vì cách tìm lại trên công cụ tìm kiếm như bình thường. Dù rằng cách này khá hạn chế bởi không thể ghi nhớ quá nhiều trang web nhưng đây là giải pháp tình thế cứu cánh cho bạn.

Forward email từ Google Mail

Một sai lầm đáng tiếc đối với khách du lịch khi tới Trung Quốc là quên forward những email quan trọng từ Google Mail. Khi vào lãnh thổ đại lục, việc mở hộp thư này là rất khó khăn. Nhiều email tối quan trọng như thư xác nhận đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn hay đặt vé tàu đều nằm trong này, gây ra không ít khó khăn cho du khách. Vì thế, đừng quên cài chế độ forward tự động email từ Google Mail sang một hòm thư khác.

Sử dụng các ứng dụng thay thế

Có 3 tính năng chính mà khách du lịch sử dụng ở Google là tìm kiếm, bản đồ và dịch thuật. Từ đó, bạn nên có sự chuẩn bị trước các ứng dụng thay thế.

Về tìm kiếm, bạn có thể dùng Bing.com. Về bản đồ, bạn có thể tải các ứng dụng bản đồ thành phố mình muốn đi, ứng dụng trợ giúp khách đi tàu điện ngầm, tìm các cửa hàng ăn uống. Không ít trong số này là offline.

Sử dụng bản đồ giấy

Dù không ưu việt như các ứng dụng tìm đường nhưng bản đồ giấy luôn là thứ mà bạn nên mang theo bên mình, ít nhất là một cái. Hiện nay vẫn có rất nhiều người thích sử dụng bản đồ kiểu này thay vì dùng smartphone để dò đường.

Mang theo cẩm nang ngôn ngữ bản địa

Trong những tình huống càng éo le thì những cách càng thô sơ lại phát huy hiệu quả. Hãy tưởng tượng khi bạn ở một thành phố không ai nói tiếng Anh, không thể nối mạng chứ đừng nói tới Google, bạn chỉ có thể tự cứu lấy bản thân mình. Lúc này, cuốn cẩm nang ngôn ngữ dành cho khách du lịch tưởng như đã tuyệt chủng sau khi smartphone ra đời lại trở nên thần kỳ vô cùng.

Nếu không biết một ít tiếng bản địa nào, bạn có thể chỉ vào những câu có sẵn trong sách để ít nhất cũng giúp người khác biết bạn đang cần gì ở họ. Chính bởi thế mà bạn có thể thấy khá nhiều du khách nước ngoài khi đi du lịch vẫn mang theo những cuốn cẩm nang này dù xung quanh không thiếu các tiện ích khác.

Hỏi người đi đường

Trong tình huống may mắn khi mà bạn tìm được ai đó có thể nói được tiếng Anh thì hãy tranh thủ hỏi họ thật nhiều thông tin về địa điểm vui chơi, ăn uống, thăm quan. Sự mách nước của dân bản địa luôn luôn thú vị hơn rất nhiều lần so với thông tin trên mạng, thứ mà đa phần được viết ra bởi khách du lịch.

Xem thêm: tour đà nẵng giá rẻ, tour phú quốc giá rẻ

Các chủ đề cùng chuyên mục: