1. Ăn cơm chan canh

Thói quen ăn cơm chan canh rất phổ biến trong bữa cơm người. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đây là thói quen xấu.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong bữa cơm cần hạn chế dùng các loại nước canh hay nước lọc, nước ngọt. Bởi khi ăn cơm dù uống bất kỳ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại.

Việc ăn cơm chan canh, khiến cho thức ăn được nuốt nhanh hơn sẽ không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Khi thức ăn chưa được nghiền nát đang ở dạng cứng trước khi vào dạ dày dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ đau hơn lâu dài sinh ra bệnh đau dạ dày có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên ăn phải nhai kỹ và nên uống nước chan canh hay bất kỳ loại nước gì sau cùng.
2. Ăn cơm nguội

Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Vương quốc Anh, ăn cơm nguội, dù là về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi.

Thủ phạm gây nên chuyện này chính là một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus. Loại vi khuẩn này có sẵn trong gạo do bị nhiễm từ đất trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Quá trình nấu chín gạo thành cơm không tiêu diệt được vi khuẩn này vì nó đã hình thành dạng bào tử để tự vệ.

Nếu cơm được ăn ngay sau khi nấu thì bào tử Bacillus cereus không có cơ hội phục hồi. Nhưng nếu để cơm nguội dần ở điều kiện bình thường thì Bacillus cereus có thể hoạt động trở lại, tăng dần số lượng và sản sinh ra một số độc tố.

Ths. Trần Quốc Hùng - giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cho biết, ngộ độc do sử dụng lại cơm nguội ở gia đình ít hơn ở nhà hàng vì ở gia đình thường nấu với số lượng ít. Còn ở các nhà hàng họ thường nấu rất nhiều cơm để phục vụ khách, nếu cơm thừa các nhà hàng này có thể hâm nóng lại hoặc dùng để làm cơm rang.

Các gia đình trong mỗi bữa ăn không nên nấu thừa cơm, bởi bất kể cái gì thừa cũng không tốt, kể cả là cơm nguội đã được bảo quản trong tủ lạnh

Ngoài ra, không nên dùng tủ lạnh bảo quản cơm quá 24 giờ và hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm nguội.

Tuyệt đối không được cho cơm nóng vào tủ lạnh để bảo quản mà phải làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

3. Không nhai kỹ khi ăn cơm

Do công việc nên nhiều khi chúng ta ăn uống vội vã, dẫn đến ăn cơm rất nhanh mà không nhai. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thói quen này không tốt cho dạ dày.

Khi chúng ta ăn cơm nhanh, nhai không kỹ thì cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Bởi miệng là nơi tiết ra nhiều nước bọt, nước bọt có chứa các enzym tiêu hóa để phân giải tinh bột từ cơm thành đường gluco đơn để nó biến thành glucoza. Nếu chúng ta nhận tinh bột từ đường đơn nó được giải quyết ở cuống họng nhờ nước bọt phân hủy và được nuốt xuống mà không cần nhai. Các men tiêu hóa không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.

Theo GS. Stephen Bloom (ĐH Imperial), việc ăn nhanh khiến bạn nuốt vội vàng, nhai không kỹ sẽ khó cảm nhận được mùi vị thức ăn. Nếu bạn ăn chậm, mọi thứ sẽ được kiểm soát và bạn sẽ thon thả hơn.

Việc nhai kỹ cơm của chúng ta có một tác dụng tích cực lên toàn bộ quá trình tiêu hóa vì các hoạt động trong miệng và cổ họng tương ứng với hoạt động của dạ dày ruột và tất cả các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa. Mật tiết ra nhiều dịch hơn, gan cũng tạo ra nhiều dịch hơn cho tá tràng.
4. Ăn cơm sau khi ăn thức ăn

Việc trẻ ăn riêng biệt giữa cơm và thức ăn ở các hộ gia đình hiện nay không phải là hiếm. Tuy nhiên, ăn như thế sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

BS Nguyễn Liên nguyên khoa dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai việc trẻ ăn thức ăn trước sau đó ăn cơm là hoàn toàn không nên bởi việc ăn thức ăn trước , đặc biệt là thức ăn có chứa nhiều đạm trước sau đó mới cho trẻ ăn ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của trẻ cũng như việc ăn uống lâu dài.

Thói quen ăn uống như vậy là mầm mống hình thành các bệnh mãn tính sau này, đặc biệt là bệnh gout. Bởi, khi thức ăn vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa các chất đạm thành axit uric (tác nhân gây bệnh gout), chất này sẽ không chuyển hóa ra ngoài mà nó sẽ bám vào các khớp và tích tụ dần dần.

Ngoài ra, việc cho trẻ ăn thức ăn trước sẽ gây ra hậu quả là trẻ chán cơm, từ đó không có đủ chất tinh bột, điều này sẽ dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng. Điều đó cũng lý giải vì sao trẻ ăn nhiều đạm mà vẫn bị suy dinh dưỡng.

Vì thế không nên cho trẻ ăn riêng biệt cơm với thức ăn, dù là cho ăn cơm trước hay thức ăn trước cũng không nên, mà phải ăn cùng nhau trong một khẩu phần bữa ăn.

Theo : afamily.vn