Ở trẻ em, triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) thường nhẹ hơn so với người lớn nên các bậc phụ huynh có thể chủ quan không cho trẻ thăm khám đầy đủ. Điều này là có hại cho trẻ về lâu dài.

Vi khuẩn Hp – thủ phạm thực sự gây bệnh dạ dày tá tràng

Theo quan điểm hiện đại, loét dạ dày tá tràng gây ra bởi vi khuẩn Hp, các yếu tố như stress tâm lý, chế độ ăn uống là yếu tố làm tăng nặng của bệnh chứ không trực tiếp gây ra loét. Chính vì vậy, việc loại trừ vi khuẩn Hp có ý nghĩa lớn đối với trẻ em trong phòng ngừa và điều trị bệnh lý dạ dày.

Nên hay không nên tiệt trừ vi khuẩn Hp ở trẻ em

Không phải bất cứ khi nào trẻ có vi khuẩn Hp bác sỹ cũng sử dụng phác đồ kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn nhằm mục đích phòng bệnh. Thông thường chỉ khi trẻ bị đau dạ dày, có viêm, có loét bác sỹ mới kê đơn kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn Hp như một cách để trị triệt để bệnh. Lý do là bởi, việc sử dụng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cũng có nhiều tác dụng bất lợi với sức khỏe của trẻ như rối loạn tiêu hóa, ăn kém, giảm cân, người mệt mỏi…ngoài ra, nếu sử dụng kháng sinh quá dễ dãi có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh, làm cho bệnh càng ngày càng khó điều trị. Nhu cầu hiện nay cần 1 chế phẩm không phải kháng sinh nhưng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, an toàn cho trẻ nhỏ

Đột phá của Nhật Bản giúp kiểm soát nhiễm khuẩn Hp an toàn

Việt Nam gần đây bắt đầu áp dụngmột loại kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà (IgY) ức chế trực tiếp vi khuẩn Hp (gọi là OvalgenHP) trong phối hợp điều trị và phòng ngừa tái nhiễm vi khuẩn Hp và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.

Công trình nghiên cứu ứng dụng OvalgenHP được chính phủ Nhật Bản khuyến khích và hỗ trợ triển khai.OvalgenHP được bổ sung trong các loại thực phẩm phổ thông để sử dụng rộng rãi ở Nhật Bảntừ cách đây khoảng 13 năm trong nỗ lực làm giảm Ung thư dạ dày ở nước này.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Sa, Giám đốc Viện Nghiên cứu Miễn dịch Gifu – Nhật Bản cho biết “OvalgenHP được sử dụng phổ biến ở các nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Trung Quốc… Sau 13 năm sử dụng tại Nhật Bản dưới nhiều dạng khác nhau thực phẩm chức năng, bổ sung trong sữa chua…tỷ lệ trẻ em dưới 12 tuổi ở Nhật Bản bị nhiễm khuẩn Hp đã giảm xuống thấp tới mức mà nhiều nhà khoa học tin rằng trong 20 năm nữa Nhật Bản sẽ có một thế hệ công dân hoàn toàn không có vi khuẩn Hp. Loại kháng thể này rất an toàn, trong hơn 10 năm qua, chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng bất lợi nào”.

Tiến sỹ Sa cho biết “chúng tôi chưa dừng lại ở đây mà vẫn tiếp tục thực hiện các nghiên cứu lâm sàng trên toàn thế giới như tại Châu Âu, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam để phổ biến loại kháng thể này với mục tiêu cuối cùng là chung tay để loại trừ vi khuẩn Hp khỏi cộng đồng, góp phần làm giảm hẳn bệnh lý dạ dày trên người như Ung thư dạ dày, Viêm loét dạ dày tá tràng mạn tính…”
PGS.TS.BS. Vũ Văn Khiên, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, cũng cho biết: “Điều trị vi khuẩn Hp đang ngày càng khó khăn, đặc biệt ở Việt Nam khi kháng thuốc đang gia tăng nhanh chóng, các phác đồ cũ để tiêu diệt vi khuẩn Hp không còn hiệu lực như trước. Ngoài ra, có hai khía cạnh rất đáng quan tâm của loại kháng thể là tác dụng phòng tránh tái nhiễm vi khuẩn Hp sau khi điều trị, và tác dụng chống lây nhiễm vi khuẩn Hp ra cộng đồng”. DS. Nguyễn Bá Nghĩa

Bệnh dạ dày ở trẻ em ngày một gia tăng và khó khăn trong điều trị

Trao đổi với phóng viên, chị Nguyệt Ánh tại Tây Hồ, Hà Nội trao đổi: “Cháu nhà tôi năm nay 14 tuổi nhưng đã có vài lần bị xuất huyết dạ dày, tôi rất sợ sau này cháu bị Ung thư dạ dày. Công việc học tập của cháu cũng thường căng thẳng, mỗi lần như vậy, cháu lại hay bị đau dạ dày, tôi rất lo lắng.”

Tình trạng giống như con trai chị Nguyệt Ánh rất phổ biến, có tới 23,5% trẻ em điều trị vi khuẩn Hp bị tái nhiễm trong vòng 1 năm sau. Khi bị tái nhiễm, bệnh thường tái phát và trẻ tiếp tục nhận phác đồ điều trị kháng sinh. Nếu phác đồ cũ thất bại, bác sỹ sẽ chuyển sang phác đồ mới, tuy nhiên, đối với trẻ em, bác sỹ không có nhiều lựa chọn vì hiện nay rất ít kháng sinh được sử dụng cho trẻ em

Theo : afamily.vn