Theo nhiều nghiên cứu, các loại chất chống dính như teflon thường có nguồn gốc từ polyme có tên Polytetrafluoroethylene PTFE. Ở nhiệt độ bình thường thì không có hại gì, nhưng khi đốt nóng lên từ 300 - 500 độ C thì hợp chất chống dính này sẽ tạo ra lớp khói có chứa các phức chất Perfluoisobutylene, Perfluorooctanoic Acid PFOA và Carbonylcloride - là những chất độc gây tức ngực, khó thở..., thậm chí có thể gây ung thư.

Theo các chuyên gia Viện công nghệ hóa học- Đại học Bách Khoa cho biết hoạt động của các chất chống dính thực chất là một quá trình phân tán nhiệt. Nếu những sản phẩm các loại chảo chống dính, có thương hiệu, kiểm định chất lượng đàng hoàng, được sản xuất theo đúng quy trình thì việc chất chống dính ảnh hưởng đến sức khỏe là rất ít và không quá lo lắng.

Tuy nhiên, hiện nay, các sản phẩm đồ gia dụng trôi nổi trên thị trường mẫu mã đẹp nhưng lớp chống dính kém, chỉ sử dụng được thời gian bong tróc ngày càng tràn lan. Nếu dùng các sản phẩm này, sau một thời gian ngắn, mặt nồi, chảo hay bị bong, có thể dính vào thức ăn, lộ ra lớp kim loại phía dưới.

Đặc biệt trong quá trình chế biến các món rán, nhiệt độ khi đó rất cao, tác động vào chất chống dính có thể gây ra quá trình phân hủy và sản sinh ra chất gây độc. Bất kỳ hóa chất nào đi vào cơ thể với lượng lớn đều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhẹ thì ngộ độc, nặng thì ung thư.


PFOA (Perflurooctanoic Acid) là hợp chất fluoride và fluoride có trong lớp chống dính của đồ gia dụng. Đây là chất độc có thể gây suy giáp bằng cách gây rối loạn tuyến giáp. Vì vậy, thường xuyên sử dụng đồ nấu nướng chống dính có thể khiến bạn hấp thụ nhiều chất PFOA và dễ dẫn đến suy giáp.

Đau tim

Các nghiên cứu cũng cho thấy, việc tiếp xúc hàng ngày với PFOA có thể làm tăng nồng độ triglyceride trong cơ thể. Đó là một trong những mối nguy hại đáng báo động nhất đến từ dụng cụ nấu ăn chống dính. Lượng triglyceride cao trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Gia tăng hàm lượng cholesterol

PFOA cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol của bạn nếu sử dụng đồ nấu nướng chống dính thường xuyên hơn. Nếu vẫn muốn nấu nướng trên nồi, chảo chống dính, hãy dùng lửa nhỏ tránh làm tăng nhiệt độ quá 260 độ C, gây nên sự phân hủy các hợp chất độc hại.

Những sai lầm có thể mắc khi dùng sản phẩm dính

Không kết hợp đồ dùng kim loại khi dùng với sản phẩm chống dính

Không nên sử dụng các vật liệu gây mòn như dao, dĩa, kẹp, muỗng kim loại để đảo thức ăn khi sử dụng nồi chống dính.

Ngay cả khi chảo của bạn làm bằng nhôm nguyên chất, có độ dày tiêu chuẩn 2.2 – 3.2mm, phủ 2 hoặc 3 lớp chống dính cao cấp thì kim loại vẫn có thể làm xước bề mặt chảo.

Rửa chảo ngay sau khi nấu thức ăn

Không nên rửa chảo hay xoong nồi khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến các gia dụng này bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính.

Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi gần nguội. Việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn.
Hiện nay có khá nhiều loại chảo, nồi chống dính bằng sơn tĩnh điện, men sứ, ceramic cách nhiệt, hợp kim allumium... Tùy vào chất lượng lớp chống dính mà các loại chảo có thể chịu được mức nhiệt độ khác nhau.

Ở nhiệt độ cao, chất chống dính bắt đầu bị phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư.

Theo : afamily.vn