Kết quả 1 đến 1 của 1
-
11-04-2015, 08:52 AM #1
Senior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 403
Vì sao phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?
Trong thời gian mang thai, người mẹ không những phải lo giữ gìn sức khỏe của mình mà cần nghĩ tới cả đứa con trong bụng. Để đảm bảo sức khỏe của cả 2 mẹ con, người mẹ cần thực hiện những xét nghiệm theo định kì hoặc theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết, bao gồm cả xét nghiệm máu và nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cần thiết và được chỉ định khi mang thai. Xét nghiệm nước tiểu ở tuần thứ 12 của thai kì cũng là cần thiết. Xét nghiệm nước tiểu trước tuần 12 của thai kỳ giúp phát hiện sớm những vấn đề như sau:
Nhiễm trùng đường tiểu: Nếu kết quả cho thấy có protein trong nước tiểu nghĩa là thai phụ cần thận trọng với chứng tiền sản giật.
- Các bệnh lây qua đường tình dục như Chlamydia, giang mai...: Các bệnh này thường không có triệu chứng rõ rệt. Nếu không được điều trị có thể gây sảy thai, sinh non hoặc nhiễm trùng ở mắt và phổi bé sơ sinh.
- Xác định lượng đường: Khi mang thai trong nước tiểu của thai phụ xuất hiện một lượng đường nhỏ là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu những lần xét nghiệm sau đó, lượng đường tăng cao thì có thể bạn đang gặp chứng tiểu đường thai kỳ. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm glucose. Xét nghiệm glucose được tiến hành ở tuần 24-28 của thai kìnhằm đưa ra chẩn đoán chính xác liệu thai phụ có bị tiểu đường hay không.
- Phát hiện sớm tế bào máu, vi khuẩn: Trong quá trình kiểm tra bằng que thử nếu phát hiện có enzyme (do bạch cầu tạo ra) hoặc nitrite (do vi khuẩn tạo ra) thì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẫu nước tiểu này sẽ được gửi lên phòng thí nghiệm để nuôi cấy vi khuẩn và thử độ nhạy cảm để xác định thai phụ có thật sự bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu lượng đạm trong nước tiểu cao thai phụ dễ bị tiền sản giật và cao huyết áp. Ngược lại, nếu lượng đạm không đáng kể, huyết áp bình thường các bác sĩ vẫn gửi mẫu nước tiểu cho phòng thí nghiệm để cấy vi khuẩn và xác định xem thai phụ có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của 2 mẹ con nhé!
Theo : afamily.vnCác chủ đề cùng chuyên mục:
- Nguyên nhân khó lường tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ
- Viêm nhiễm phụ khoa tái phát - nguyên nhân vô sinh tiềm ẩn
- Dùng mỹ phẩm khử mùi có nguy cơ mắc bệnh?
- Bật mí 4 lợi ích của "chuyện ấy" tốt cho chị em đến khó tin
- 6 bài tập 15 phút giúp đốt cháy calo theo gợi ý của các huấn luyện viên thể hình
- Quần chip và chuyện mắc bệnh phụ khoa từ đó ra
- 9X ăn 6 bữa/ngày để sở hữu vóc dáng chuẩn từng cm
- Những điều bất ngờ xung quanh tỉ lệ vòng 2 và vòng 3 của bạn
- 4 sai lầm khi ăn cơm cực có hại nhưng ai cũng mắc
- Nhiễm enterovirus ở trẻ sơ sinh