Không chỉ người lớn, trẻ em cũng là đối tượng thường xuyên bị côn trùng đốt. Phản ứng dị ứng của cơ thể khi bị côn trùng đốt đôi khi khá nguy hiểm nhưng không phải nhiều người đã nắm rõ về cách thức xử lý cũng như phòng ngừa vết đốt của côn trùng đối với trẻ.


Có rất nhiều côn trùng sống ở môi trường tự nhiên có thể đốt trẻ em như ong, kiến, bọ chét, muỗi… thường là nhẹ, biểu hiện tại chỗ, làm cho người ta ngứa ngáy khó chịu. Nhưng nếu trẻ gãi nhiều, làm da trầy xước có thể bị nhiễm khuẩn dẫn đến biến chứng nguy hiểm, vì ngòi, nọc của côn trùng có thể gây ra tổn thương lâu dài như viêm da, loét da bên ngoài. Trường hợp nặng có biểu hiện toàn thân như sốc phản vệ, tổn thương huyết học, đông máu, hô hấp, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Tag: phong chong moi cong trinh

Khi trẻ bị trầy xước do gãi, thông thường chúng ta nên vệ sinh sạch sẽ, rửa tại chỗ, khoảng 2-3 ngày sẽ tự khỏi. Nếu vết đốt gây sưng, nề, ngứa, không có mủ thì không đáng ngại. Còn khi vết thương đó sưng nề, mưng mủ, chảy dịch vàng, gây sốt cao, nổi hạch toàn thân, đứa trẻ mệt mỏi, những vết thương lâu liền, lúc nào cũng rỉ máu... thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế.

Dân gian có những cách dân gian tự xử lý khi bị côn trùng đốt, ví dụ như dùng nước muối sinh lý, xà phòng, nước vôi, chanh, giấm loãng… vì giúp trung hòa axit trong nọc độc hay có tác dụng sát khuẩn làm giảm viêm ở các vết đốt của muỗi hoặc côn trùng. Tuy nhiên, với những vết đốt gây các biểu hiện như viêm, nhiễm trùng thì chúng ta nên có sự hỗ trợ của bác sĩ với các kem bôi có phối hợp kháng sinh, corticoid để làm giảm viêm và các thuốc bôi đặc trị giúp giảm triệu chứng nhanh.

Một vấn đề khác phụ huynh quan tâm là thuốc chống muỗi đốt và thuốc xịt đề phòng muỗi, côn trùng đốt có khả năng ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ hay không. Chúng ta biết là trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm, đặc biệt với những trẻ có cơ địa dị ứng. Thành phần hóa học chính của thuốc phòng chống muỗi đốt là DEET, tên hóa học là diethyl toluamide có tác dụng gây ức chế các dẫn chất acetylcholine khiến cho côn trùng không hoạt động được.

Tuy nhiên, thuốc ức chế côn trùng có thể gây ảnh hưởng đến đứa trẻ nếu sử dụng nồng độ cao. Do đó, không nên lạm dụng và cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, đặc biệt cần tránh xịt ở những vùng đầu, mặt, cổ bởi trẻ có thể bị ảnh hưởng khi hít vào nếu nồng độ cao. Tag: cach diet con trung trong nha

Nguồn: anninhthudo.vn

Các chủ đề cùng chuyên mục: