Bằng cách thử nghiệm thả mỗi tuần hơn 160.000 con muỗi qua xử lý (chiếu xạ triệt sản muỗi cái và gây nhiễm khuẩn Wolbachia pipientis cho muỗi đực) trên một ha đất thuộc 2 hòn đảo trên sông ở thành phố Quảng Châu trong mùa sinh sản của muỗi các năm 2016-2017, nhóm khoa học quốc tế đã thu được hiệu quả giảm gần 100% lượng muỗi cái trưởng thành đốt người gây bệnh nguy hiểm như sốt vàng da, sốt xuất huyết, sốt chikungunya và sốt vi rút Zika.


Theo Nature, bằng cách kết hợp 2 phương pháp, một nhóm nghiên cứu quốc tế đã có thể loại bỏ muỗi gần như hoàn toàn ở 2 hòn đảo trên sông ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, khỏi loài muỗi xâm lấn Aedes albopictus gây một số bệnh nguy hiểm, bao gồm sốt vàng da, sốt xuất huyết, sốt chikungunya và sốt vi rút Zika.

Phương pháp đầu tiên là dùng tia X hoặc chiếu xạ khiến côn trùng vô sinh. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng bằng cách triệt sản số lượng lớn ruồi giấm đực Cochliomyia hominivorax, rồi sau đó thả vào những khu vực phổ biến, quần thể tự nhiên của ruồi có thể giảm đi đáng kể. Nhưng trong cuộc chiến chống muỗi, phương pháp này không đủ hiệu quả, vì muỗi đực qua chiếu xạ vẫn có thể giao phối với con cái, mặc dù ít sinh ra thế hệ sau hơn. Tag: phong chong moi cong trinh

Một phương pháp khác đã được đề xuất tại Mỹ sau khi dịch sốt Zika lan sang Trung và Nam Mỹ vào năm 2015-2016 là gây nhiễm côn trùng đực chủng vi khuẩn Wolbachia pipientis. Khi muỗi đực nhiễm khuẩn giao phối với muỗi cái dù không nhiễm khuẩn cũng vẫn gây ra cái chết của phôi ở giai đoạn đầu.

Đối với phương pháp thứ hai, điều cực kỳ quan trọng là chỉ những con muỗi đực bị nhiễm các chủng Wolbachia mới được chọn thả ra từ phòng thí nghiệm vào tự nhiên. Nếu con cái bị nhiễm khuẩn xâm nhập vào quần thể muỗi hoang dã, chúng có thể giao phối với những con muỗi đực ở đó và sau đó con cái của chúng sẽ sống sót. Cuối cùng, các chủng vi khuẩn sẽ lây lan sang quần thể muỗi bản địa và điều này sẽ làm phức tạp đáng kể các nỗ lực tiếp theo để kiểm soát chúng. Tag: diet chuot sieu thi nha hang

Để tránh điều này, các phương pháp phân loại muỗi bằng tay và tự động thường được sử dụng để tách con đực ra khỏi con cái. Nhưng phân loại thủ công rất tốn kém và chậm chạp, vì vậy, nhà côn trùng học y học Zhiyong Xi ở Đại học Michigan, Mỹ và các đồng nghiệp đã quyết định thay đổi chiến lược để loại bỏ hoàn toàn nhu cầu phân loại muỗi. Để làm điều này, họ đã áp dụng phương pháp chiếu xạ khi con cái nhạy cảm hơn con đực và mất hoàn toàn khả năng sinh sản. Rồi các nhà khoa học mới thả vào tự nhiên muỗi cái được triệt sản bằng phóng xạ và muỗi đực mang các chủng vi khuẩn Wolbachia cần thiết.

Trong mùa sinh sản của muỗi vào năm 2016 và 2017, mỗi tuần, các nhà nghiên cứu đã thả hơn 160.000 con muỗi qua xử lý trên một ha đất thuộc 2 hòn đảo trên sông ở thành phố Quảng Châu, một trong những nơi có mật độ dân số cao nhất ở Trung Quốc. Sau đó, họ theo dõi số lượng muỗi cái trưởng thành (đây là chỉ số quan trọng nhất, vì chỉ có muỗi cái đốt người và truyền bệnh). Đúng như dự đoán, số muỗi cái trưởng thành hoang dã trung bình giảm 83% trong năm 2016 và 94% trong năm 2017.

Vũ Trung Hương

Nguồn: motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/thien-nhien-moi-truong-c-105/hieu-qua-tuyet-doi-cua-viec-ket-hop-hai-phuong-phap-diet-muoi-nguy-hiem-117561.html

Các chủ đề cùng chuyên mục: