Nhiều người ở chung cư mới than trời vì hàng xóm xem phim, ca hát quá ồn ào, không giữ vệ sinh chung.

“Chung cư mới xây cũng chẳng khá hơn là mấy đâu. Dăm bữa nửa tháng sau nhận nhà kiểu gì cũng có “chuồng cọp”, hành lang chung cư đầy rác mặc dù có phòng gom rác ngay gần cầu thang. Nói chung là ngán lắm”. Độc giả tên Dân, chung cư Linh Đàm, đã bình luận khi đọc bài “Nếp sống lạc hậu nơi chung cư” trên báo Pháp Luật TP.HCM ngày 20-4.

“Phá” thang máy lẫn hầm rác

Sau nhiều năm tích góp, vợ chồng cũng tậu được một căn hộ chung cư, cứ nghĩ dân ở chung cư yên tĩnh vì mọi người có ý thức tốt, lịch sự nhưng rồi đôi lúc chúng tôi ngán ngẩm. Chung cư có một hầm đổ rác, cư dân được khuyến cáo là cho rác vào bao nylon, cột kín rồi bỏ vào hầm thì mới tránh nghẽn hầm và ô nhiễm, vậy mà vẫn có nhiều người vứt cả tấm cửa gỗ hư cũ, thậm chí cả một tấm nệm mút dày vào làm hầm bị nghẹt lại, những hộ khác không bỏ rác vào được. Mới ngày 19-4, tôi đang ngồi nhà nói chuyện với đứa cháu thì chuông báo cháy reo inh ỏi, chúng tôi hốt hoảng bật chạy xuống đường, một lúc sau mới biết đó là do một đứa nhỏ nghịch ngợm ở tầng 5 đã ấn chuông. Bức xúc hơn là nhiều bà mẹ hoặc người giúp việc biến khu vực thang máy thành chỗ cho trẻ “giải trí” trong giờ ăn. Họ để trẻ tùy tiện bấm số thang máy liên tục khiến người đi cùng không gọi thang được. Nhiều lần tôi tay xách nách mang rất nhiều đồ phải đứng đợi rất lâu do bọn trẻ nghịch thang máy.

Chưa kể, có đôi vợ chồng hay cãi nhau to tiếng giữa khuya khiến cả dãy chung cư phải giật mình bởi tiếng khóc thét của chị vợ, tiếng chửi bới tục tĩu của anh chồng, hoặc có đêm mọi người phải đau đầu với tiếng đàn organ hay tiếng hát karaoke ầm ĩ của cậu chủ nhỏ năm tuổi nhà này.

Chung cư có ban quản lý và những trường hợp trên đều bị nhắc nhở, người gây phiền toái cứ xin lỗi nhiều lần nhưng mọi chuyện vẫn tái diễn. Tag: mẫu phòng karaoke

THÚY VI (Phường 19, quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Nghe “âm thanh nhà hát” lúc nửa đêm

Sát căn hộ tôi ở có cặp vợ chồng trẻ thường hay xem phim ban đêm. Tường phòng khách của tôi sát phòng xem phim của họ nên từ khoảng 22 giờ trở đi là tôi được “thưởng thức” phim nước ngoài. Họ lại dùng dàn âm thanh xịn, không cách âm nên tôi và gia đình hưởng trọn “âm thanh nhà hát” đì đùng, nghe rõ tiếng điện thoại reo, tiếng bắn súng, đánh nhau, cãi cọ trên phim. Gọi bảo vệ lên thì họ hạ âm lượng nho nhỏ được chút xíu, rồi vài hôm sau vẫn vậy.

Căn hộ ngay trên đầu căn hộ của tôi cũng là một gia đình trẻ, có đứa con nhỏ chừng bốn, năm tuổi. Nhà này chiều con hết mức, thằng bé vào giờ trưa thứ Bảy, Chủ nhật hay chơi nện banh ầm ầm, rồi chơi đuổi bắt. Cả tuần chỉ mong nghỉ trưa ngày cuối tuần, tôi lên nhắc nhở thì cha đứa trẻ tỉnh rụi: “Con tôi chơi chớ đâu phải tôi đâu mà nói” (?). Tag: âm thanh karaoke

NGUYỄN THU ĐỨC (Quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Bị tra tấn bằng karaoke

Chung cư tôi đang ở khá xa cơ quan làm việc nên tôi thường rời khỏi nhà từ rất sớm, chiều tối mới về đến nhà. Công việc tôi làm vất vả, có lúc rất căng thẳng đầu óc. Mỗi lần mệt mỏi tôi chỉ muốn khi trở về nhà được nghỉ ngơi thư giãn để hôm sau tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, có những lúc tôi phát điên vì thói quen thích hát hò của anh hàng xóm. Cứ về đến nhà là anh này mở karaoke lên hát từ 20 giờ đến tận 22 giờ mới thôi. Mà hát hay thì còn đỡ, đằng này anh ta hát quá tệ, nghe khó chịu vô cùng. Có hôm tôi chịu không nổi phải chạy xuống cầu cứu bảo vệ nhờ can thiệp. Tưởng vậy là được yên, ai dè “phát sinh” hộ ở cạnh bên có hai vợ chồng thỉnh thoảng cãi nhau đập bàn, đập ghế, to tiếng. Tôi ước gì các cư dân ở chung cư đều có ý thức giữ gìn an ninh trật tự chung để mang lại cuộc sống bình yên cho mọi người.

NGÔ MINH HỒNG (Chung cư Phú Mỹ, quận 7)

Nguồn: plo.vn/ban-doc/duoi-voi-hang-xom-chung-cu-moi-624526.html

Các chủ đề cùng chuyên mục: