Năm 2018, thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng, xuất khẩu đạt kỷ lục mới với con số 40,02 tỷ USD, thúc đẩy tiêu dùng trong nước là những điểm sáng của ngành nông nghiệp trong năm 2018. Đây cũng là năm có tăng trưởng nông nghiệp đạt mức cao nhất trong bảy năm gần đây.

GDP nông - lâm - thủy sản cao nhất trong bảy năm gần đây

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), các chỉ tiêu chủ yếu tổng hợp của ngành nông nghiệp năm 2018 đều vượt kế hoạch cả năm và cao hơn năm trước. Cụ thể, GDP nông - lâm - thủy sản tăng 3,76%, đạt mức cao nhất trong bảy năm gần đây, giá trị sản xuất tăng 3,86%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%; kim ngạch xuất khẩu (XK) 40,02 tỷ USD. Thặng dư thương mại đạt 8,72 tỷ USD. Tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch XK hơn một tỷ USD. Trong đó, có năm mặt hàng có kim ngạch hơn ba tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ 8,86 tỷ USD; tôm 3,59 tỷ USD; rau quả 3,81 tỷ USD; cà-phê 3,46 tỷ USD; hạt điều 3,43 tỷ USD).

Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp, hiệu quả hơn và gắn với nhu cầu thị trường. Nhiều mô hình sản xuất rau, hoa, quả ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ đã đem lại thu nhập cao gấp trên năm lần so với sản xuất lúa. Giá trị sản xuất trồng trọt tăng 2,52%, cao hơn mục tiêu đề ra (2,5%).

Trong lĩnh vực chăn nuôi, một số sản phẩm chăn nuôi bước đầu đã XK, như thịt lợn đông lạnh chính ngạch sang Myanmar, thịt gà sang Nhật Bản. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 3,98%, cao hơn mục tiêu đề ra (2,1%). Tag: máy thổi khí

Ngành thủy sản năm 2018, tiếp tục thành công, tổng sản lượng thủy sản đạt 7,74 triệu tấn, tăng 6,1%. Tỷ trọng các sản phẩm có giá trị cao tăng mạnh (tôm các loại đạt khoảng 800 nghìn tấn, tăng 7,1%, cá tra đạt khoảng 1,426 triệu tấn, tăng 11,1%).

Ngành lâm nghiệp đã khai thông thị trường quốc tế cho XK sản phẩm gỗ và lâm sản, Việt Nam và EU đã chính thức ký kết VPA/FLEGT. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 6,10%.

Công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản tiếp tục được nâng cao năng lực, chế biến sâu. Năm 2018, có 16 nhà máy chế biến rau quả, thịt lợn, gia cầm hiện đại với tổng mức đầu tư khoảng 8,7 nghìn tỷ đồng được khởi công và khánh thành.

Thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng, XK đạt kỷ lục mới, thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thị trường, nhất là những thị trường lớn và các mặt hàng thịt bò, sữa vào Malaysia; thịt lợn, gà, trứng vào Singapore; thịt lợn, sữa, thủy sản, gạo vào Trung Quốc; thịt gà vào Nhật Bản, thịt lợn đông lạnh vào Myanmar; vú sữa vào Hoa Kỳ; chôm chôm vào New Zealand; chanh leo vào EU...

Còn nhiều khó khăn

Phát biểu tại buổi họp, Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành nông nghiệp năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định: Ngành nông nghiệp năm 2018 đạt được thành tích tốt như là có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự gắn kết chặt chẽ, cùng hướng vào mục tiêu phục vụ cụ thể cho doanh nghiệp (DN). Thể hiện rất rõ ở cả cải cách hành chính, điều kiện kinh doanh, tiếp cận thị trường, chất lượng sản phẩm... Tag: máy thổi khí chất lượng cao

“Bài học kinh nghiệm của chúng ta năm 2018 là yếu tố quan trọng cho năm 2019. Trong năm 2019, khi câu chuyện tiền tệ, tín dụng sẽ là yếu tố tác động rất mạnh, đến năng lực của sản phẩm cũng như DN. Do đó, cơ chế điều hành linh hoạt, kịp thời dựa trên bài học kinh nghiệm tốt trong năm 2018 của Chính phủ trong chính sách xuất khẩu và sự phối hợp kịp thời giữa các Bộ, ngành Công thương, NN-PTNT và Ngân hàng Nhà nước, cần phải được tiếp tục phát huy”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng kỳ vọng, năm 2019 sẽ tiếp tục chứng kiến những bước đột phá của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Mặc dù bức tranh nông nghiệp 2018 có nhiều điểm sáng, tuy nhiên phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định: Nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn nhiều thách thức. Cụ thể, thị trường tiêu thụ ngày càng biến động, nguy cơ rủi ro; trong khi năng lực quản trị công tác dự báo cung, cầu còn bất cập; việc “giải cứu” thịt lợn là bài học sâu sắc; chưa giải quyết dứt điểm việc gỡ “Thẻ vàng” của EC đối với đánh bắt hải sản; sản phẩm cây công nghiệp giá cả bất lợi; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn rất khó khăn, phức tạp...

Đưa ra những phương hướng trong năm mới 2019, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Ngành nông nghiệp sẽ phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biển đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh.

Cụ thể, năm 2019, toàn ngành phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 3,0%, giá trị sản xuất trên 3,11%; kim ngạch XK khoảng 42 đến 43 tỷ USD; có 48 đến 50% xã và 70 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng trên 41,85%.


Để đạt được mục tiêu đặt ra, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục cơ cấu lại ngành và đẩy mạnh sản xuất, chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Theo đó, lĩnh vực trồng trọt phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất 1,75 - 1,78%; kim ngạch XK tối thiểu 20,5 tỷ USD. Lĩnh vực chăn nuôi phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất 3,95 - 4,15%. Ngành thủy sản, phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 4,25 - 4,69%; kim ngạch XK 10,5 tỷ USD. Ngành lâm nghiệp độ che phủ rừng hơn 41,85%; tốc độ tăng giá trị sản xuất hơn 6%, kim ngạch XK 10,5 tỷ USD.

Cạnh đó, phát triển mạnh thị trường tiêu thụ cả trong nước và XK. Tích cực xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường XK; triển khai hiệu quả cơ hội của các FTAs đem lại, nâng cao chất lượng phân tích dự báo thị trường, đặc biệt là những thị trường trọng điểm; tập trung đàm phán tháo gỡ các rào cản thúc đẩy XK nông sản. Đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước, dự báo và xây dựng phương án hỗ trợ tiêu thụ kịp thời nông sản cho người dân.

Ngành nông nghiệp phải khơi gợi khát vọng dân tộc

Chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp. Thủ tướng biểu dương lãnh đạo Bộ NN-PTNT, đứng đầu là Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đã “miệng nói tay làm, kề vai sát cánh, chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, hiệu quả, đề xuất kịp thời, có quan hệ chặt chẽ với các tỉnh, thành phố, các bộ, chỉ đạo có uy tín, trách nhiệm”.

Cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu ngành nông nghiệp phải khơi gợi khát vọng của dân tộc, phấn đấu 10 năm nữa lọt vào nhóm 15 quốc gia nông nghiệp lớn nhất thế giới. Việt Nam phải trở thành trung tâm chế biến đồ gỗ thế giới, sản xuất tôm trong nhóm đầu thế giới. Tăng trưởng nông nghiệp năm 2019 đạt ít nhất 3% xuất khẩu nông sản đạt khoảng 43 tỷ USD.

“Cần tìm tòi mọi cách để vượt qua các mục tiêu này, nếu không đạt được, đời sống nông dân sẽ vẫn còn khó khăn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta có thể chế pháp luật tốt để nông nghiệp Việt Nam có bước tiến. Phải tái cơ cấu nông nghiệp mạnh mẽ hơn trong đó có sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm đặc sản các địa phương; Phải phân tích nghiên cứu thị trường tìm kiếm thị trường mới, xây dựng thương hiệu Việt Nam, từ gạo, lúa tôm, cá...

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn vào phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản. Tiếp tục xây dựng nông thôn mới, nhấn mạnh tiêu chí thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Nguồn: nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/38782302-nam-2018-tang-truong-nong-nghiep-cao-nhat-trong-bay-nam-qua.html

Các chủ đề cùng chuyên mục: