Lựa chọn quay về quê hương, gây dựng cơ nghiệp với những sản phẩm sữa thanh trùng, chị Nguyễn Thị Thanh Thoan (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã đạt những thành quả bước đầu trên chặng đường khởi nghiệp. Mô hình kinh doanh khép kín các sản phẩm từ sữa của chị được đánh giá là 1 trong 20 đề án xuất sắc tại vòng chung kết Ngày phụ nữ khởi nghiệp 2018.

Xuất thân từ một gia đình làm nông nghiệp tại vùng chiêm trũng Hà Nam, từ nhỏ, cô bé Nguyễn Thị Thanh Thoan đã nuôi một ước mơ là được sở hữu một diện tích đất đủ lớn để xây dựng mô hình trang trại tự cung, tự cấp các sản phẩm thiết yếu hằng ngày cho gia đình mình.

“Mười năm học đại học và kinh doanh trên thành phố, mơ ước đó chưa bao giờ nguội đi. Nhất là khi về quê, mình thường xuyên được chứng kiến sự phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa. Nhờ đó, cuộc sống của người dân vùng lúa cũng được cải thiện hơn”, Thanh Thoan nhớ lại. Tag: phần mềm phối trộn phân bón

Nhu cầu sử dụng sữa của người tiêu dùng tăng lên đáng kể, nhưng những sản phẩm sữa chất lượng tốt như sữa thanh trùng hiện đang chiếm thị phần rất ít. Đó là lý do, năm 2013, cô gái có nụ cười hồn hậu này quyết định bỏ phố về quê lập nghiệp bằng chính nghề chăn nuôi bò sữa.


Khó khăn tiếp lửa đam mê

Thanh Thoan kể về những ngày đầu khởi nghiệp: Khi tham khảo ý kiến của ông xã, mình nghĩ sẽ vấp phải sự phản đối kịch liệt, vì công việc của anh đang tiến triển thuận lợi. Nhưng thật bất ngờ, anh đã đồng tình ủng hộ và hai vợ chồng rời thành phố trở về quê bắt đầu cuộc sống mới với một nghề mới, đó là nghề chăn nuôi bò sữa.

Sau khoảng 6 tháng nuôi bò, thành quả đầu tiên của 2 vợ chồng đã đến, "cô" bò đầu tiên đã sinh con và bắt đầu cho sữa. Cứ như vậy sau 1 năm thì số bò khai thác sữa đã lên tới con số 30 con và sản lượng sữa hàng ngày đạt khoảng 700 kg/ngày mang lại khoản thu nhập khoảng 100 triệu/tháng cho gia đình. Tag: công suất sục khí ao tôm

Mọi việc nghe thì có vẻ rất suôn sẻ. Nhưng có bắt tay vào làm mới biết, khó khăn chồng chất khó khăn. Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn thức ăn xanh nên đàn bò phát triển rất chậm, sản lượng sữa không cao. Để cho đàn bò phát triển tốt và không bị nhiễm bệnh, Thoan đã phải tự nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng phương pháp nuôi bò cách ly với gia cầm hay các vật nuôi khác để kiểm soát bệnh dịch.

Dành nhiều thời gian học hỏi về kinh nghiêm nuôi bò sữa của các chuyên gia trong và ngoài nước, Thanh Thoan đã nghiên cứu thành công quy trình chăn nuôi bò sữa sạch. Một trong những tiêu chí đầu tiên là các loại thức ăn cho bò phải được kiểm soát chặt chẽ, không sử dụng cám công nghiệp, không hormone tăng trưởng, không dùng thức ăn biến đổi gen, không chất bảo quản, hương liệu, không tồn dư kháng sinh, không sử dụng thuốc diệt cỏ trong quá trình canh tác.

Khi đã kiểm soát được quy trình chăn nuôi và thu được nguồn sữa bò đạt chất lượng, Thanh Thoan cũng như nhiều gia đình nuôi bò khác lại nhiều phen lao đao vì bị công ty thu mua sữa ép giá hoặc cả tháng trời không đến lấy sữa. Đầu ra không ổn định, có khi Thoan phải bán rẻ ra bên ngoài. Có những lúc sữa hỏng, phải đổ đi hết. Xót của, tiếc công, sau một thời gian đắn đo suy nghĩ, Thanh Thoan đã quyết định tự chế biến sữa của trang trại thành các sản phẩm như sữa tươi thanh trùng, sữa chua nếp cẩm bán ra thị trường, để giảm sự phụ thuộc vào công ty thu mua sữa.

Năm 2014 công ty cổ phần sữa Hà Nam ra đời mang theo mong muốn của cô chủ Thanh Thoan là dùng chính nguồn sữa tươi của gia đình mình để chế biến ra các sản phẩm mang thương hiệu của Hà Nam để cung cấp cho chính thị trường trong tỉnh và sau đó là mở rộng ra quy mô toàn quốc.

Tạo điểm nhấn cho sản phẩm

Nguyễn Thị Thanh Thoan bắt đầu xây dựng nhà xưởng và nhập các loại máy móc về phục vụ cho công việc chế biến sữa. Chia sẻ với Báo PNVN, Thanh Thoan cho biết, điểm nhấn khác biệt của sản phẩm sữa Hanamilk so với các thương hiệu sữa tươi khác là sử dụng 100% sữa thanh trùng, giúp người thưởng thức cảm nhận được hương vị tươi ngon và béo ngậy tự nhiên của sữa tươi.

Các sản phẩm hiện có là: sữa tươi thanh trùng, sữa chua men sống, sữa chua nếp cẩm với mô hình khép kín từ nuôi bò đến thu hoạch và chế biến sữa. Ngoài việc minh bạch nguồn thức ăn cho bò, khách hàng có thể trực tiếp theo dõi quá trình canh tác, chăn nuôi của trang trại qua hệ thống camera giám sát hoặc có thể trực tiếp tham gia các buổi dã ngoại hàng tuần do trang trại hoặc khách hàng tự tổ chức. Chính vì vậy, hầu hết các khách hàng đã sử dụng sữa Hanamilk đều quay lại sử dụng cho lần tiếp theo.

Dù đã đạt được một số thành công nhưng cũng giống như nhiều công ty khởi nghiệp khác, Hanamilk vẫn còn nhiều khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh, quảng bá sản phẩm; thiếu nguồn vốn nâng cao năng suất trang trại mẫu; dây truyền thanh trùng chưa hiện đại, và khả năng truyền thông cho sản phẩm còn kém. Tuy nhiên, những khó khăn đó chính là động lực để Nguyễn Thị Thanh Thoa tiếp tục làm việc để nâng cao hiệu suất của trang trại mẫu, tăng cường nhân rộng quy mô của trang trại liên kết, tập trung quảng bá thương hiệu để đưa dòng sữa ngọt ngào đi xa hơn nữa.

Nguồn: phunuvietnam.vn/san-pham-hong/bo-pho-ve-que-nuoi-bo-san-xuat-sua-thanh-trung-post49819.html

Các chủ đề cùng chuyên mục: