Bệnh viêm dạ dày là một trong những chứng bệnh khá phổ biến xảy ra ở dạ dày. Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc ăn uống thiếu khoa học , uống nhiều bia rượu và hút thuốc lá…Đau vùng thượng vị, buồn nôn, ợ chua, đầy hơi… là những triệu chứng điển hình của căn bệnh này.Dưới đây là những thông tin tổng quát về bệnh để mọi người tìm hiểu và có hướng phòng ngừa cũng như điều trị bệnh .

Bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng thường có các triệu chứng lâm sàng như đau vùng thượng vị với đặc điểm đau âm ỉ, đau lâm râm, có những đợt đau gia tăng có tính chu kỳ. Trong ngày, cơn đau xảy ra vào nhiều thời điểm:đau lúc đói, đau sau khi ăn no hoặc đau cả vào ban đêm.tần suất đau có thể là thỉnh thoảng hoặc đau thường xuyên liên tục tuỳ thuộc vào tình trạng loét của dạ dày.
Một số người có các biểu hiện khác như buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua, cảm giác rát bỏng, đầy hơi, ăn không tiêu, chán ăn.Tình trạng rối loạn tiêu hoá, mất ngủ, sụt cân cũng xảy ra ở rất nhiều bệnh nhân do ăn uống kém. Tỉnh trạng thiếu máu có thể xảy ra nếu người bệnh nặng bị xuất huyết đường tiêu hoá.

Các yếu tố làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn

– Dùng các thức ăn cứng, khô, nhiều chất xơ, nhai không kỹ, nuốt vội. Thức ăn có nhiều vị chua, cay, nóng, lạnh. Lạm dụng rượu, bia và thuốc lá.

– Quá căng thẳng về thần kinh, áp lực công việc, chấn thương về tinh thần, sau một cuộc phẫu thuật, sau một bệnh nội khoa nặng.

– Yếu tố di truyền: Người có nhóm máu O tỷ lệ loét tá tràng cao hơn các nhóm máu khác. Gia đình có người bị bệnh tiêu hóa thì tỷ lệ bệnh cao hơn các gia đình khác.

– Liên quan đến một số bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, bệnh phổi mãn tính, xơ gan, cường chức năng tuyến cận giáp, suy thận mãn, sỏi thận.

Lưu ý, nếu đau nhiều và xuất huyết nhiều nên kịp thời chuyển cấp cứu ngoại khoa, có thể là trường hợp bị thủng dạ dày.

Người bị viêm loét dạ dày – hành tá tràng nên kiêng ăn hoặc hạn chế tối đa các thức ăn sau:

– Các chất kích thích, các chất táo nhiệt như rượu, cà phê, ca cao, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng (thịt, cá, rau củ…), các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

– Các thức ăn quá mát, lạnh, như cua, ốc, hàu, nghêu, sò…, nên ăn ít hoặc khi ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa.

– Các thực phẩm có thể làm tăng tiết dịch vị như chanh, cam, quýt (quá chua), mơ, dưa muối, cà chua, giấm ăn…

– Các thức ăn có độ cứng, dai, khó tiêu, nhiều chất xơ như củ cải già, các loại rau đậu già, các loại rễ cây… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái, hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.

– Các loại thực phẩm ướp quá lạnh hoặc các thức ăn đang nóng sôi. Nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25-300C là tốt nhất.

Nên ăn từng bữa nhỏ, chia nhiều lần trong ngày, để trong dạ dày luôn có thức ăn, ngừa bụng trống sẽ làm tăng tiết dịch vị gây đau xót.

Tốt nhất nên ăn thật chậm rãi, nhai thật kỹ thức ăn, vì nước bọt sẽ giúp chữa lành vết loét.

Ngoài ra, sẽ rất có ích cho việc chữa trị khi tạo cho mình một chế độ làm việc điều hòa, không căng thẳng thái quá, giảm bớt cường độ công việc, quan tâm đến giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi. Kết hợp với việc tập luyện vận động thể lực vừa sức, hoặc tập dưỡng sinh, hít thở sâu để tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.

Các chủ đề cùng chuyên mục: