Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn),... Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.


>> Xem thêm: Các giải pháp ô nhiễm môi trường trong dài hạn

Tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới

Trên thế giới hiện nay thì tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức gây hại đối với sức khỏe con người. Mới đây nhiều bài báo đã đưa tin về tình trạng ô nhiễm không khí của nhiều nước trên thế giới như: thủ đô New Delhi ô nhiễm không khí, hơn 1 triệu học sinh Ấn Độ phải nghỉ học hay Singapore đóng cửa trường học do ô nhiễm khói bụi, tình trạng khói bụi ở Malaysia ngày càng nghiêm trọng,…


Ngoài ra không cần nhắc thì chắc ai cũng biết rằng tình trạng ô nhiễm không khí ở một số thành phố như Bắc Kinh (Trung Quốc), Karachi (Pakistan), Doha (Quatar),…Theo như thống kê của tổ chức y tế thế giới, hằng năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp trong đó 60% liên quan đến ô nhiễm không khí

Giết 7 triệu người mỗi năm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ra báo cáo cho biết ô nhiễm không khí dẫn tới cái chết của 7 triệu người mỗi năm trên khắp thế giới. Nghiên cứu nêu rõ, 9 trong 10 người tiếp xúc với mức ô nhiễm không khí cao có thể bị ung thư hoặc các bệnh về tim mạch. Những khu vực ô nhiễm không khí ở mức cao nhất là phía đông Địa Trung Hải và các nước Đông Nam Á, với một số khu vực, lượng độc tố trong không khí cao gấp 5 lần giới hạn cho phép của WHO. Người nghèo cũng là đối tượng dễ tổn thương nhất của tình trạng này.


Ô nhiễm không khí không chỉ xuất hiện tại các thành phố đông dân cư, với nền công nghiệp phát triển. Khoảng 3 tỷ người trên khắp thế giới đang chịu nguy hiểm từ khói phục vụ nấu nướng và các đám cháy. Ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ nhà bếp gây ra cái chết của 3,8 triệu người trong năm 2016. Cũng theo báo cáo của WHO, những nước ít ô nhiễm nhất lại là những nước giàu, với nền kinh tế phát triển. Năng lượng sạch được coi là giải pháp then chốt nhằm giảm ô nhiễm không khí ở những quốc gia này.

>> Xem thêm: Nguyên nhân, tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm

95% dân số thế giới sống trong không khí ô nhiễm

Phần lớn dân số thế giới hít thở không khí không sạch, trong đó, tình trạng ở nhiều nước đang phát triển rất nghiêm trọng, CNN đưa tin. Việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm khiến khoảng 6,1 triệu người chết năm 2016, theo báo cáo thường niên về tình trạng không khí toàn cầu của tổ chức Health Effects Institute (HEI). Tiếp xúc với không khí độc hại có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, ung thư phổi và bệnh phổi mạn tính. Đây cũng là nguyên nhân gây chết người nhiều thứ 4 trong số các rủi ro về sức khỏe, đứng sau huyết áp cao, chế độ ăn uống và hút thuốc.


Hơn 50% trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí xảy ra ở Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc đã cải thiện phần nào tình trạng này. Trong khi đó, Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ là ba nước có mức ô nhiễm tăng nhanh nhất từ năm 2010. Tác động kép này dẫn đến 1/4 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí ở Ấn Độ và gần 1/5 trường hợp tử vong tại Trung Quốc. Số người phụ thuộc vào nhiên liệu rắn giảm từ khoảng 3,6 tỷ năm 1990 xuống còn 2,4 tỷ người năm 2016 dù dân số thế giới tăng.

Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho thấy tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường khiến khoảng 1,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiệt mạng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo vào tháng 4/2017. Khoảng 9 triệu người trên thế giới chết do các loại ô nhiễm như không khí, nước, đất hay hóa chất, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet năm 2015.