Vi vu Châu Âu thả ga khi có visa Schengen trong tay: Visa Châu Âu hay còn gọi là Visa Schengen, có Visa này bạn được phép đi lại trong 25 nước thuộc khối liên minh Châu Âu. Và một số nước khác thuộc châu âu khác cũng miễn visa khi bạn có Visa Schengen. Ví dụ như : Bulgaria, Belarus, Croatia, đảo Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, và một số nước khác. Cộng thêm việc nếu có Visa Châu Âu bạn sẽ có cơ hội dễ dàng xin visa ở các nước khác (như 1 điểm cộng) chẳng hạn bạn xin đi Nhật hay Mỹ, hoặc Úc. Vậy làm Visa Schengen có khó không? Với Á Châu thì câu trả lời là không khó. Bài viết này Á Châu sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm và các thông tin bổ ích khi làm Visa Schengen (Visa Châu Âu).

Sẽ có khá nhiều câu hỏi khi bạn đang lên kế hoạch xin Visa Schengen (Visa Châu Âu). Vậy cần chuẩn bị những gì? Apply ở đâu? trong khuôn khổ hướng dẫn về Du lịch tự túc, bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn xin Visa Du lịch tự túc Ngắn hạn tại Châu Âu.

I. Visa Châu Âu (Visa Schengen) bao gồm những nước nào?

Các nước sau thuộc khối Schengen : Đức, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Lettonia, Lituanie, Malta, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Slovakia, Slovénia, Thụy Điển, Thụy Sĩ.

Nếu có Visa Châu bạn cũng sẽ được miễn visa tại các nước khác như: Thổ Nhĩ Kỳ, Antigua và Barbuda, Albani, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Síp, Gruzia, Kosovo, Macedonia (Cộng hòa Nam Tư cũ), Montenegro, Romania, Serbia.

II. Đặt lịch hẹn visa Schengen như thế nào?

Trước đây bạn phải gọi điện thoại để đặt lịch hẹn. Giờ bạn chỉ cần việc lên trang chủ của TLS tại đây để đặt lịch hẹn.

Thường thì bạn sẽ được đặt lịch hẹn trước 3 tháng trước khi bạn đi, và không ít hơn 15 ngày. Trường hợp bạn muốn xin visa và chỉ còn dưới 15 ngày trước khi đi, Lãnh Sự có thể buộc bạn dời lại ngày đi.

III. Đi nộp hồ sơ visa Schengen ở đâu?

Bạn mang tất cả các giấy tờ cần thiết, nhất là tờ lịch hẹn và checklist. Sau khi điền form Schengen, trang web sẽ chỉ bạn tất cả, đừng lo.

Mang thêm CMND để phòng hờ, tôi thì không bị hỏi CMND.

Bạn sẽ vào ngồi chờ, đến khi được gọi mang hồ sơ đến. Nếu thiếu bất cứ giấy tờ gì, TLS sẽ nhắc nhở bạn.

Sau khi nộp đơn, bạn sẽ đóng tiền, chụp hình, lấy giấu vân tay và ra về . Thường thì sẽ dao động trên dưới hai tuần, nhưng chẳng hiểu sao tôi được cấp cực nhanh, trong vòng đúng 5 ngày.

Hồi hộp nhất chắc có lẽ khi nhận passport.

Passport được trả và nhận cũng tại TLS, toà nhà Vincom chứ không phải ở Lãnh Sự.

Tôi được gửi một e-mail bảo là passport tôi đã về, nhưng hoàn toàn không biết là đậu hay rớt (?!). Nhà tôi lại không ở trong Sài Gòn nên thời gian chờ lấy passport như ngồi trên than.

Chỉ đến khi bạn mở phong bì được niêm phong từ Lãnh Sự ra bạn sẽ biết mình đậu hay rớt.

Nếu rớt, khác với những quốc gia khác, bạn sẽ bị đóng dấu mộc…rớt ngay trong Passport, cho dù bạn chưa từng có visa Schengen nào trước đó.

Thế là xong kinh nghiệm xin Visa đi Pháp tại Tp.HCM. Cũng không quá căng thẳng nhỉ .

IV. Bao lâu visa Schengen sẽ xét xong?

Thông thường, bạn sẽ nhận lại kết quả visa Schengen của mình trong vòng 1 tuần. Đối với tôi là 4 ngày sau khi nộp đơn xin visa.

V. Phí visa Schengen là bao nhiêu?

Quên mất, cái quan trọng nhất lại quên. Giá tiền tôi đóng cho visa Schengen tại tháng 5, 2016 là 80 EURO, bao gồm 60 EURO lệ phí xin visa và 20 EURO tiền dịch vụ TLS, khoảng hơn 2 triệu đồng VND.

VI. Lời khuyên và kinh nghiệm


Sau quá trình xin Visa Châu Âu (Pháp/Schengen) Á Châu rút ra 1 số kinh nghiệm chia sẻ với các bạn như sau nhé

nên tự chuẩn bị hồ sơ xin visa, đặc biết chú trọng vào phần lịch trình đầy đủ.

Visa được cấp là Visa Multi 30 ngày, thời gian thì mỗi người 1 khác, thường là 1,5 tháng – 2 tháng.

Mẹo để được cấp Visa dài hơn (3 tháng): bạn nên làm lịch trình dài khoảng 20 ngày + đi khoảng 4 – 5 nước + chứng minh tài chính nhiều tiền (khoảng 300tr – 500tr). Nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì khả năng cao là được Multi 30 ngày / hạn 3 tháng.

Xem lại các lưu ý Á Châu có note ở trên (vấn đề các giấy tờ Dịch thuật Công Chứng)

Nếu các bạn là độc thân, đi 1 mình, ngoài việc chuẩn bị các giấy tờ như trên thì NÊN viết thêm 1 bức thư bày tỏ nguyện vọng được đi du lịch ở Châu Âu, đặc biệt là ở nước xin Visa. Nội dung kể bla bla về nguyện vọng, niềm yêu thích với quốc gia đó v.v.v

Với kinh nghiệm của Á Châu, hy vọng các bạn sẽ thành công và sớm có visa Châu Âu. Cảm giác tự nộp hồ sơ và nhận kết quả được chấp nhận là một cảm xúc vui mừng, hồi hộp, đan xen nhiều cung bậc. Chúc các bạn thành công.