Chữ ký số (CKS) là cặp khóa đã được mã hóa dữ liệu gồm thông tin doanh nghiệp, mã số thuế. CKS được sử dụng để ký thay cho chữ ký thông thường trên môi trường mạng. CKS được ký trên các loại văn bản và tài liệu số như : word, excel, pdf....., những tài liệu này sau khi được ký số có thể qua mạng cho cơ quan thuế, hải quan hoặc bảo hiểm xã hội.

Hiện tại, hầu như mọi công ty và ngân hàng tại nước ta đều có sử dụng CKS như một biện pháp tiện lợi, an toàn, giảm chi phí và thủ tục giao dịch. Có thể kể đến như khai báo thuế và khai báo bảo hiểm xã hội.

Bài viết này tôi xin được nói qua một số khái niệm cơ bản về chứng thư điện tử và ta dùng nó để làm gì?

Ứng dụng của CKS

Để được sử dụng CKS người dùng phải đăng ký với Nhà cung cấp chứng chỉ số (Certificate Authority, viết tắt là CA). Sau đó nhà cung cấp sẻ tạo chữ ký số cho người dùng và tiến hành cài đặt token. Hiện tại có khá nhiều nhà cung cấp chữ ký số tại Việt Nam. Việc khai thuế, khai hải quan và khai bảo hiểm xã hội online dần thay thế hoàn hình thức khai cũ. Chính vì thế ứng dụng của CKS ngày nay chủ yếu về những mục trên.


Giá trị pháp lý

Với các đặc điểm nổi bật như không thể giả mạo, chứng thực nguồn gốc xuất xứ, các quốc gia phát triển đều đã sử dụng chứng thực số như một bằng chứng pháp lý từ rất sớm, tại nước ta thì chỉ bắt đầu ứng dụng cho khai thuế, bhxh, hải quan...

So với các nước và vùng lãnh thổ khác tại châu Á, hiện Việt Nam còn đang khá chậm trễ trong xây dựng dựng cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử. Xem thêm bài viết: đăng ký chữ ký số vnpt. Malaysia đã ban hành Luật Chứng thư điện tử vào năm 1997, Singapore ban hành Luật Giao dịch điện tử vào năm 1998, Hàn Quốc có Luật CKS vào năm 1999 và sửa đổi vào năm 2001, Hong Kong có Sắc lệnh về Giao dịch điện tử vào năm 2000. Thái Lan và Nhật Bản cũng đã có các văn bản luật liên quan đến giao dịch điện tử vào năm 2001.

Các chủ đề cùng chuyên mục: