Liên quan tới những vấn đề về chính trị, tôn giáo hay nội dung khiêu dâm là những lý do chính khiến những bộ truyện tranh đình đám dưới đây bị cấm phát hành tại nhiều quốc gia.
Ultraman: The Ultra Power: Năm 2014, bộ truyện tranh đình đám Ultraman: The Ultra Power bị cấm tại Malaysia do sử dụng từ Allah – tên vị thánh tối cao của đạo Hồi, tôn giáo chính tại quốc gia này. Thánh Allah được nhắc đến trong truyện cạnh các siêu nhân, việc này bị cho là hành vi hạ thấp ngài. Bộ Nội vụ Malaysia đã đưa ra phát ngôn về lệnh cấm: “Ultraman được thế hệ trẻ rất mến mộ, nhưng hành động so sánh Thánh Allah với những siêu nhân này sẽ gây ra những lệch lạc trong suy nghĩ và đức tin của công chúng”. Người sở hữu truyện có thể bị phạt tù đến 3 năm hoặc nhẹ thì nộp phạt 6.000 USD.
Pokémon: Toàn bộ loạt truyện và phim hoạt hình Pokémon nổi tiếng thế giới bị cấm tại các tiểu vương quốc Ả Rập vào năm 2001. Bộ truyện tranh này bị giới chức trách cáo buộc khuyến khích tệ nạn xã hội và chứa nhiều biểu tượng Thiên chúa giáo. Lúc đó thú chơi thẻ bài Pokémon đang rất phổ biến, điều này cũng phần nào khiến tệ nạn bài bạc bùng phát một cách mất kiểm soát tại quốc gia này.
Death Note: Bộ truyện tranh Death Note bị cấm tại Trung Quốc, câu chuyện về cậu học sinh Light Yagami sử dụng biện pháp siêu nhiên để tiêu diệt tội phạm bị coi là “hoang đường và bất hợp pháp”. Ngoài Cuốn sổ thiên mệnh, chính phủ Trung Quốc còn cấm một loạt manga bạo lực khác như Tokyo Ghoul, Attack on Titan và Psycho-Pass do chúng có “ảnh hưởng xấu đến thể trạng và tâm lý học sinh”. Death Note cũng bị cấm xuất bản tại nhiều quốc gia khác như Mexico, Nga và Việt Nam.
Barefoot Gen: Một số trường học tại Nhật Bản ngừng lưu hành Barefoot Gen – tài liệu từng được sử dụng để dạy về lịch sử Thế chiến thứ nhất – do nội dung có phần bạo lực của chúng.
Dragon Ball: Một trong những manga nổi tiếng thế giới bị cấm tại nhiều trường công lập ở Maryland, Mỹ. Năm 2009, một loạt trường tiểu học và trung học tại Maryland đã dừng lưu hành Bảy viên ngọc rồng tại thư viện với lý do sách chứa “nội dung khiêu dâm”. Trước đó năm 1999, chuỗi cửa hàng đồ chơi nổi tiếng tại Mỹ TOYS R US cũng phải ngừng phát hành Dragon Ball Z do có phụ huynh khiếu nại rằng truyện như “văn hóa phẩm đồi trụy loại nhẹ”.
Manga, 60 Years Of Japanese Comics: Cuốn sách về lịch sử truyện tranh Nhật Bản bị cấm tại nhiều thư viện tại thành phố California, Mỹ sau khi có khiếu nại từ một phụ huynh về việc sách có chứa tranh vẽ con người có quan hệ với động vật không hợp thuần phong mỹ tục.
Welcome to Sugar Pot: Bộ manga thuộc thể loại người lớn này bị cấm tại chính quê hương Nhật Bản do trái với Sắc lệnh phát triển manga lành mạnh cho giới trẻ khi chứa những hình vẽ gợi cảm quá mức quy định. Với sự kiện Olympics 2020 sắp diễn ra tại Nhật Bản, dự kiến sẽ còn nhiều đầu truyện với nội dung hay hình vẽ quá “người lớn” bị dừng phát hành.

Các chủ đề cùng chuyên mục: