Theo tổ chức y tế Việt Nam thống kê tỉ lệ mắc bệnh viêm amidan ở nước ta khá cao, khoảng 25 – 30 % các bệnh về tai – mũi – họng. Trong đó có một số trường hợp viêm amidan có thể tự khỏi do cơ thể đủ sức chống chọi lại với bệnh. Viêm amidan là tình trạng amidan bị tổn thương do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Ai cũng đều có nguy cơ mắc chứng bệnh này song trẻ em là lứa tuổi dễ mắc viêm amidan hơn cả. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh do đó cần nắm được nguyên nhân viêm amidan và biểu hiện của bệnh để có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời nhất.


Nguyên nhân gây viêm amidan là gì?

Nguyên nhân viêm amidan là do vi khuẩn, virus tấn công. Một số virus như: Adenovirut, Rhinovirut, virus cúm, sởi, ho gà,… các loại vi khuẩn như: tụ cầu, liên cầu, hemophilus influenzae, phế cầu đặc biệt là liên cầu khuẩn B tan huyết nhóm A( strepA )….là tác nhân gây ra bệnh viêm amidan nhiều nhất. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân gây bệnh sau:

+ Thời tiết: Không giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa chuyển lạnh, các vi khuẩn và virut có sẵn ở mũi họng thừa cơ tấn công làm amidan sưng tấy lên.

+ Nguyên nhân viêm amidan là do vị trí và cấu trúc amidan có nhiều khe hốc, amidan lại nằm ở vị trí ngã tư đường thở và đường ăn nên dễ bị vi khuẩn ghé thăm, cư trú tại amidan.

+ Do môi trường bị ô nhiễm nhiều khói bụi, tạp chất,…

+ Do vệ sinh cá nhân kém: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên cũng là cơ hội khiến bệnh viêm amidan bùng phát. Đó là nguyên nhân viêm amidan mà chúng ta thường mắc phải.

Tham khảo: Dau hieu ung thu amidan

Nguyên nhân bị viêm amidan mãn tính

Viêm Amidan mạn tính là hiện tượng viêm amidan cấp tính tái phát đi phát lại nhiều lần do chủ quan, không hỗ trợ điều trị dứt điểm.

Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, mà viêm amidan có thể quá phát hoặc có thể nhỏ lại (xơ chìm).

+ Nguyên nhân viêm amidan ở thể quá phát: hai amidan sưng to vượt quá trụ trước và trụ sau, niêm mạc họng có màu đỏ, bên trong các hốc amidan có xuất hiện mủ. Trẻ em thường dễ bị viêm amidan ở thể này.

+ Thể xơ chìm: thường gặp ở người lớn tuổi, amidan teo lại, có màu đỏ sẫm, hai amidan nhỏ, bề mặt gồ ghề, xơ trắng chằng chịt xung quanh, ấn vào thấy mủ chảy ra.

Trên đây là những nguyên nhân viêm amidan mà bạn nên biết. Hy vọng với những kiến thức trên bạn đọc sẽ có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này 1 cách hiệu quả. Các bệnh đường hô hấp: viêm họng, viêm amidan, viêm xoang… có những biểu hiện tương đồng với nhau nên khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như trên bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chuẩn đoán và chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời ngay nhé.

Nguồn: https://khamtaimuihong.com.vn/nguyen...nh-viem-amidan

Các chủ đề cùng chuyên mục: